Trách nhiệm dân sự hỗn hợp

 Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Trách nhiệm dân sự hỗn hợp:

Khái niệm:

-TNDS hỗn hợp là trách nhiệm BTTH phát sinh trong trường hợp mà người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật, có lỗi, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. 

-Trong thực tế có trường hợp người bị thiệt hại cũng dự phần vào việc gây ra thiệt hại cho chính mình. Một người lưu thông xe ngược chiều bị người khác lưu thông quá tốc độ trong khi đang say rượu tông phải là một ví dụ điển hình. Như vậy, nhìn từ một mặt thì đây cũng là trường hợp gây thiệt hại khi nhiều người cùng có hành vi trái pháp luật và cùng có lỗi, mặt khác việc tham gia vào thiệt hại của từng người lại không thể có sự thống nhất về ý chí, hành vi hay hậu quả.

Các căn cứ phát sinh:

-Thiệt hại xảy ra trên thực tế: bao gồm thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

-Có hành vi trái pháp luật của bên gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại.

-Mối quan hệ nhân quả giữa hành trái pháp luật của bên gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại với thiệt hại đã xảy ra. Cần lưu ý là chỉ phát sinh trách nhiệm hỗn hợp nếu thiếu một trong hai hành vi của một bên bất kỳ thì thiệt hại không thể xảy ra. Trong trường hợp ngược lại, chỉ cần một trong hai hành vi mà thiệt hại đã xảy ra thì không làm phát sinh trách nhiệm hỗn hợp.

-Lỗi:

Của người gây ra thiệt hại: tương tự các trường hợp gây thiệt hại nói chung nhưng trường hợp phổ biến là có thể cố ý với hành vi nhưng vô ý đối với hậu quả.

Của người bị thiệt hại:  là lỗi vô ý.

Nội dung của trách nhiệm hỗn hợp:

Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình.